Liệt dây thần kinh số 7 chữa bằng đông y
Về đặc điểm liệt dây thần kinh số 7, hay còn gọi là dây thần kinh mặt, là một dây thần kinh hỗn hợp vừa điều khiển vận động vừa là dây thần kinh cảm giác, từ trong sọ não thoát ra nền sọ đi cùng với dây thần kinh số 7 qua tai trong, sau đó thần kinh VII chui qua một ống xương hẹp gọi là ống Fallop, sau đó thoát ra ngoài nền sọ qua qua lỗ trâm chũm.
Như vậy tổn thương dây thần kinh số 7 phía trước ống Fallop được gọi là tổn thương dây thần kinh VII trung ương; và tổn thương từ đoạn ống Fallop trở ra thì gọi là tổn thương thần kinh VII ngoại biên.
Châm cứu liệt VII
+Vùng Mắt-Trán: Thái dương (Nk), Toản trúc (Bq 2), Tình minh (Bq 1), Dương bạch (Đ.14), Ngư yêu (Nk), Đồng tử liêu.
+Vùng Mũi – Nhân trung: Nghinh hương (Đtr 20), Nhân trung (Đc.26).
+Vùng Má: Giáp xa (Vi 6), Địa thương (Vi 4), Hạ Quan, Quyền liêu, Tứ bạch
+Vùng Cằm: Thừa tương (Nh.24).
+Các huyệt khác: Hợp cốc, Phong trì, Ế phong, Túc Tam Lý, Nội Đình, Khúc trì, Huyết hải
Vì 3 đường kinh dương tuần hành trên mặt, kinh thủ Dương minh đại trường, kinh túc Dương minh vị và kinh thủ Thái dương bàng quang nên châm huyệt Hợp cốc, Khúc trì đối diện để thanh nhiệt, sơ điều kinh khí kinh thủ dương minh, châm huyệt Nội đình, Túc tam lý cùng bên để sơ điều kinh khí kinh túc dương minh-theo cách lấy huyệt ở xa. Châm các huyệt tại chỗ để sơ thông kinh khí vùng mặt bị bệnh. Phong trì, Ế phong để sơ phong hàn. Nội Đình, Khúc trì thanh nhiệt. Huyết hải hoạt huyết.
Có thể châm xuyên các huyệt: Toản trúc xuyên Tình minh, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Đồng tử liêu xuyên Thái dương, Địa thương xuyên Giáp xa
Châm huyệt Hợp cốc đối diện, Nội đình, Túc tam lý cùng bên.
Huyệt Ế phong là chủ yếu vì đó là nơi chưa chia nhánh của dây VII, không được thủy châm vào huyệt này, không châm sâu quá 1 cm.
Xoa bóp bấm huyệt:
Đẩy Toản trúc: dùng ngón cái miết từ Tình minh lên Toản trúc 5-10 lần
Kháng cung: dung ngón tay cái miết từ Ấn đường dọc theo cung long mày ra huyệt Thái dương 5-10 lần
Day vùng quanh mắt 5-10 vòng
Miết từ gốc mũi qua Nghinh hương xuống Địa thương 5-10 lần
Phân Nhân trung và Thừa tương 5-10 lần
Day vòng quanh môi 5-10 lần
Xát má 5-10 lần
Bấm các huyệt Tình minh, Toản trúc, Ngư yêu, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Hợp cốc đối diện.
Bóp má 3 lần
Liệu trình 1 lần/ngày, mỗi lần 20 phút
Điện châm :
Là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt.
Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu (của YHCT) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của YHHĐ).
Do đó phương pháp điện châm có đặc điểm:
– Sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc.
– Sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện.
Muốn phát huy đầy đủ hiệu quả của phương pháp điều trị điện trên huyệt nhất thiết phải vận dụng nghiêm chỉnh học thuyết kinh lạc nói riêng và những lý luận đông y nói chung. Đồng thời phải có hiểu biết đầy đủ và vận dụng chặt chẽ những tác dụng sinh lý, bệnh lý của các loại dòng điện. Trong điều trị bằng phương pháp điện châm, chỉ mới dùng phổ cập dòng điện một chiều và dòng xung điện.
Nhận xét
Đăng nhận xét