Đắp lá chữa bong gân như thế nào ?

Trường hợp nặng dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm quá trình cử động gián đoạn, không cử động được gây nên những cơn đau nhức vô cùng trầm trọng. 

Bong gân là tổn thương trong đó dây chằng ở vị trí tổn thương bị kéo căng hoặc rách. Trường hợp nhẹ dây chằng bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chỉ gây nên những cơn đau nhức dễ phục hồi. Thường trường hợp này hay gặp ở khớp cổ chân.

Những bài thuốc chữa bong gân đắp lá

Bài 1: Lá nhãn sấy khô, giã nát, trộn với bột chín làm thành hồ, đắp vào chỗ đau. Đắp 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 tiếng.

Bài 2: Dây bí ngô 50g, gừng tươi 20g, giã nát đắp vào chỗ đau, có thể dùng băng cố định thuốc tại chỗ đau, thỉnh thoảng nhỏ thêm một chút rượu loãng vào miếng thuốc đắp. Ngày đắp 2 lần, đắp khoảng 2-3 ngày.

Bài 3: Lá cây bông sứ rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một chút muối ăn rồi đắp lên chỗ sưng do bong gân. Dùng lá bông sứ khác hơ lửa cho héo sau đó đắp lên phía ngoài của lá giã nhuyễn lúc nãy, lấy băng hoặc vải sạch băng lại để giữ thuốc. Làm như vậy ngày 1-3 lần trong 1-2 ngày là khỏi.

Bài 4: Lá si, lá ngải cứu, lá cúc tần… mỗi loại 50g giã nhỏ, chế vào đó một chút dấm ăn, sau đó đun sôi. Khi hỗn hợp này nguội thì cho thuốc này lên trên chỗ bị thương và băng lại để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày thay băng một lần. Làm trong 2-3 ngày.

Đắp lá chữa bong gân như thế nào ?
Đắp lá chữa bong gân như thế nào ?


Bài 5: Lá tầm gửi 100g, lá gấc 30g, gạch non giã vụn 15g giã nhỏ, dàn đều lên lá bàng hay lá chuối rồi đắp lên chỗ thương và băng chặt để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày bạn thay thuốc 1 lần. Tùy vào tổn thương nặng hay nhẹ mà dùng trong vài ngày.

Bài 6: Rau hẹ tươi rửa sạch, giã nát sau đó đắp vào chỗ tổn thương. Ngày đắp 1-2 lần. Đắp đến khi chỗ tổn thương đỡ sưng đau.

Bài 7: Nghệ vàng 2 củ, thái mỏng sao rượu, cỏ xước 12g thái mỏng sao rượu, vỏ cây gạo 16g bỏ vỏ ngoài, thái mỏng sao rượu, cây lá lốt 16g sao vàng. Tất cả cho vào nồi, đổ nước 3 bát sắc còn 1 bát chia 2 lần uống trong ngày.

Những bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Để trị bệnh an toàn và hiệu quả bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hội chứng kênh Guyon là bệnh gì ?

Nguyên nhân mắc viêm khớp mưng mủ

Thoái hóa cột sống có di truyền không ?