Hội chứng cổ vai cánh tay là gì ?

Đau vùng cổ, vai và lan xuống một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác khiến vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng là những triệu chứng đau cổ vai cánh tay điển hình. Đa số các bệnh nhân còn nhận thấy: những biểu hiện này còn tăng nặng khi thay đổi thời tiết.

Đối tượng người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, tiếp xúc với máy tính liên tục, làm việc sai tư thế trong thời gian dài,… dễ mắc hội chứng vai cánh tay. Bệnh có thể dễ dàng khắc phục nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tê bì cánh tay, giảm sức cơ, giảm trương lực cơ, có thể teo cơ bên tổn thương,… nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

Hội chứng cổ vai cánh tay hay hội chứng vai cánh tay hoặc bệnh lý rễ tủy cổ. Đây là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ mà thông thường có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và giai đoạn mà bệnh nhân có thể gặp phải các hội chứng sau đây: Hội chứng cột sống cổ, Hội chứng rễ thần kinh, Hội chứng động mạch sống nền, Hội chứng tủy cổ,… với nhiều triệu chứng phức tạp ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây hội chứng cổ vai cánh tay

– Do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.

– Do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, một số trường hợp còn kèm theo thoái hóa cột sống cổ.

– Do chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.

– Do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.

Hội chứng cổ vai cánh tay là gì ?
Hội chứng cổ vai cánh tay là gì ?


Cách điều trị hội chứng cổ vai cánh tay hiệu quả

Điều trị hội chứng cổ tay cánh tay tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ nguyên nhân gây bệnh và mức độ ra sao để xử lý hiệu quả nhất. Với các trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, chườm ấm và điều chỉnh tư thế làm việc,… sau vài ngày có thể cải thiện nhanh chóng. Nhưng với các bệnh nhân nặng cần phối kết hợp nhiều phương pháp như: dùng thuốc, không dùng thuốc, ngoại khoa. Khám bệnh gout ở sài gòn http://coxuongkhoppcc.com/dia-chi-kham-benh-gout-o-sai-gon-uy-tin-chat-luong.html

Điều trị bằng thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau thần kinh,… được chỉ định để loại bỏ nhanh những triệu chứng do bệnh gây ra nhanh chóng. Đồng thời, ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.

Điều trị không cần dùng thuốc: Bên cạnh các phương pháp chữa trị khác thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện đúng cách và sử dụng các liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống,… là hoàn toàn cần thiết.

Điều trị ngoại khoa: Trong một số trường hợp khi tình trạng đau đớn dữ dội đã áp dụng điều trị nội khoa nhưng ít có kết quả, bên cạnh đó có tổn thương thần kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ,… thì nhất định phải cần sự can thiệp phẫu thuật.

Ngoài ra, một số biện pháp khác như: tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau cạnh cột sống cổ hay áp dụng các thủ thuật giảm đau có thể được chỉ định để đối phó với chứng đau cổ vai cánh tay hiệu quả hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hội chứng kênh Guyon là bệnh gì ?

Nguyên nhân mắc viêm khớp mưng mủ

Thoái hóa cột sống có di truyền không ?