Vì sao đau gân cổ tay

Khi bị bong gân cảm giác đau tăng lên khi sờ nắn vào cổ tay, sau đó có thể sưng và bầm tím, bong gân là trường hợp hay gặp và để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến đau gân cổ tay lâu ngày.

Do chấn thương mô dây chằng khi hoạt động quá mạnh, nhưng không làm trật khớp hoặc gãy xương, bị bong gân thường do ngã hoặc trượt chân, khớp đột ngột bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng quá mức, khi bị bong gân cần xử trí đúng cách nếu không bệnh càng nặng thêm dẫn đến đau gân cổ tay. Nếu bị nhẹ gân chỉ bị kéo giãn ra thường gọi là bị trẹo khớp.

Bong gân thường xảy ra ở ngón tay cái khi chơi trượt tuyết hay các môn thể thao khác.

Điều trị bong gân cổ tay:

Sau khi bị bong gân nên dùng băng thun ép khớp bị bong lại để có chỗ dựa cố định cho khớp, nhưng không được băng quá chặt gây ra đau nhức và bầm tím thêm chỗ bị sưng. Trường hợp bong gân nặng phải dùng bẹp và bó bột cố định.

Để giảm thiểu sưng nề nên chườm đá lạnh trong 4 giờ đầu sẽ làm dịu cơn đau gân cổ tay và co mạch, từ đó ngưng chảy máu và giảm phù nề. hai ngày sau nên dùng nước ấm để ngâm tay bị bong gân từ 3-4 lần một ngày.

Để bàn tay bị bong gân hoàn toàn được nghỉ ngơi và kê cao lên gối khi nắm ngủ, có thể cử động nhẹ nhàng cho máu được lưu thông
Viêm gân cổ tay:

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay hay còn gọi là hội chứng De Quervain là viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón tay cái gây ra đau gân cổ tay, bệnh thường gặp đối với phụ nữa 30 – 50 tuổi

Vì sao đau gân cổ tay
Vì sao đau gân cổ tay


Nguyên nhân:

Chấn thương vùng cổ bàn tay

Người bệnh có bệnh lý về thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp

Người làm việc sử dụng bàn tay nhiều như nhân viên văn phòng đánh máy nhiều, giáo viên phải viết bảng, các bà nội trợ…Phòng khám cơ xương khớp PCC

Biểu hiện:

Cảm giác đau ở vùng gân bị tổn thương, đau một chỗ, ít lan xuống bộ phận khác, khi cử động càng đau gân cổ tay. Chỗ đau có thể bị sưng nề, ấn vào rất đau

Phòng và điều trị viêm gân:

Khi bị viêm gân cổ tay cần nghỉ ngơi, tránh mọi hoạt động của tay cho đến khi hết đau. Khi bị nặng có thể dùng nẹp để nẹp cố định vùng gân bị tổn thương.

Luyện tập tay nhẹ nhàng như kéo giãn gân, sau đó tăng độ mạnh một chút để phục hồi chức năng cho gân tổn thương

Dùng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc thuốc chống viêm.

Ngoài ra, căng cơ cũng là nguyên nhân gây ra đau gân cổ tay. Do người bệnh làm co giãn gân quá mức, trường hợp này cũng ít xảy ra đối với gân cơ tay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thoái hóa cột sống có di truyền không ?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ phòng chống ra sao?